Bệnh vi bào tử trong gan tụy của tôm

Tác nhân gây bệnh:

Tác nhân gây bệnh bước đầu điều tra ở một số địa điểm nuôi tôm tại Việt Nam xác đinh chúng thuộc ngành vi bào tử Microspora, Lớp Microsporea, Bộ Microsporida, họ Enterocytozoonidae thuộc giống Enterocytozoon,ký sinh nội bào.


Nhuộm gram bào tử trưởng thành bắt màu tím ở tế bào chất của tế bào gan tụy tôm sú.

Hình kính hiển vi điện tử bào tử trưởng thành cắt dọc hình bầu dục, kích thước 625-1.050 (927) x 940-2.000 (1.537) nm, thành bào tử dày 35-90 (61)nm. Phía trước có cực nang (PP), đỉnh phía trước là đĩa bám (ad), phía sau có không bào (PV), giữa có 1 nhân (N), hai bên cực nang có 5 vòng sợi tơ (pf). (hình 4). Các giai đoạn phát triển của bào tử đều phát triển ở trong tế bào chất của vật chủ (tế bào gan tụy), trên mặt tế bào vật chủ có chứa nhiều hạt nhỏ (bleb).

Kích thước Enterocytozoon sp nghiên cứu lớn hơn loài E. hepatopenaei Somjintana Tourtip et al, 2009 (700×1.100nm). Trình tự đoạn khuếch đại của vi bào tử nghiên cứu cho thấy không tương đồng với trình tự nucleotide của Enterocytozoon hepatopenaei.



Hình 4: Bào tử cắt dọc hình bầu dục, phía trước có cực lạp thể (PP), đỉnh phía trước là đĩa bám (ad), phía sau có không bào (PV), giữa có 1 nhân (N), hai bên cực nang có 5 vòng sợi tơ (pf) (HKHVĐT- mẫu thu Hải Phòng, 8/2010)

Dấu hiệu bệnh lý:

Trạng thái: tôm bị bệnh hoạt động chậm chạp, bơi vào bờ ao và chết. Tỷ lệ tôm chết tăng nhanh, trong vòng 1-2 tuần tôm chết 60-70%, nếu tôm bệnh nặng có thể chết tới 100%.

Dấu hiệu bên ngoài: tôm bị bệnh không có dấu hiệu bệnh đặc trưng, thường tôm chậm lớn và phân đàn.

Dấu hiệu bên trong: gan tụy tôm bệnh nặng hoại tử (dịch hóa), tôm nhẹ không có đấu hiệu rõ ràng. Khi tôm yếu và chết gan tụy thối rữa rất nhanh.

Dấu hiệu mô bệnh học: mô hình ống gan tụy hầu hết hoại tử (rỗng) và có chứa nhiều giọt mỡ. Một số tế bào trên mô hình ống trương to chứa đầy các hạt nhỏ, nhân phân hóa

Biện pháp phòng trị bệnh:

Vi bào tử thuộc nhóm ký sinh nội bào, chúng có vỏ khá bền vững nên việc dùng thuốc trị bệnh gặp rất khó khăn, do đó biện pháp chính là phòng bệnh cho tôm nuôi, như sau:

Diệt tác nhân gây bệnh từ môi trường: Dùng viên sủi khử trùng TCCA diệt tác nhân gây bệnh ở đáy ao nuôi và môi trường nước. Dùng chế phẩm vi sinh làm sạch môi trường, hạn chế thay nước ngăn ngừa mầm bệnh từ môi trường bên ngoài vào. Nếu thay nước phải lấy từ ao lắng đã được khử trùng.

Phòng bệnh cho tôm: Dùng thuốc thảo dược Ekvarin, liều lượng 1ml/10kg tôm/ngày; trị bệnh cho ăn 5-7 ngày; phòng bệnh định kỳ 15 ngày cho tôm ăn một đợt 3 ngày liên tục, cho tôm ăn tăng sức đề kháng bệnh cho tôm nuôi.

Phục hồi chức năng của gan tụy tôm bị hoại tử: Dùng thuốc đa axit amin, Enzym, đa Vitamin, đa vi lương… để nhanh chóng phục hồi gan tụy cho tôm nuôi.

TS. Bùi Quang Tề
Chí Thiệt

Bằng những kiến thức đã học hỏi được từ những bậc thầy và các bác nông dân kinh nghiệm.Tôi luôn quyết tâm mang đến cho mọi người một kho tàng kiến thức về nghành nuôi trồng thủy sản

Mới hơn Cũ hơn